4 loại vitamin tốt cho mắt, hỗ trợ người thị lực kém
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, sức khỏe của đôi mắt phần nào phản ánh chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bạn và người thân. Các bệnh nguy hiểm về mắt do công nghệ, ánh sáng xanh, ô nhiễm môi trường cùng chế độ sinh hoạt kém lành mạnh đang tăng đáng kể.
Bởi vì đôi mắt chính là bộ phận nhạy cảm, chúng ta cần có một quy trình chăm sóc hợp lý, khoa học từ bên trong cơ thể. “Gừng càng già càng cay”, mắt càng già càng rõ nếu bạn bổ sung nhóm dưỡng chất, vitamin tốt cho mắt dưới đây.
Làm thế nào chăm sóc sức khỏe đôi mắt?
Khi chúng ta già đi theo thời gian, khả năng hoạt động của đôi mắt cũng dần giảm đi theo năm tháng. Điều này có thể do việc hút thuốc, thiếu chăm sóc, tích tụ chất độc trong cơ thể, lười vận động, ô nhiễm không khí, môi trường bụi bẩn… Những điều này khiến thị lực kém, khả năng quan sát kém, thậm chí cần phải đeo kính thuốc, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, làm việc.
Một số loại bệnh về mắt thường gặp: thoái hóa điểm vàng, bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thị lực kém.
Việc bổ sung vitamin, các dưỡng chất cần thiết có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu những căn bệnh này ngay từ khi còn trẻ.
Vậy vitamin nào tốt cho đôi mắt của bạn? Dưới đây là danh sách 4 loại vitamin và thực phẩm giúp mắt sáng khỏe, khắc phục, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thị lực, đặc biệt là chứng thị giác màn hình thường gặp ở dân văn phòng.
Danh sách 4 loại vitamin tốt cho mắt
Lutein và zeaxanthin
Lutein và zeaxanthin là các carotenoid võng mạc xuất hiện dưới dạng các sắc tố màu vàng, đỏ có trong rau và các loại thực phẩm khác. Chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh có khả năng chống lại các tổn thương mà gốc tự do gây ra cho mắt. Hai chất dinh dưỡng này được tìm thấy với nồng độ cao ở điểm vàng (điểm nằm ở trung tâm võng mạc giúp chúng ta nhìn rõ mọi sự vật).
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, lutein và zeaxanthin làm chậm quá trình tiến triển và ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng. Đó là do chúng ngăn chặn các loại ánh sáng xanh đi vào khu vực nhạy cảm nhất của mắt.
Lutein và zeaxanthin là các carotenoid võng mạc xuất hiện dưới dạng các sắc tố màu vàng, đỏ có trong rau và các loại thực phẩm khác. Chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh có khả năng chống lại các tổn thương mà gốc tự do gây ra cho mắt. Hai chất dinh dưỡng này được tìm thấy với nồng độ cao ở điểm vàng (điểm nằm ở trung tâm võng mạc giúp chúng ta nhìn rõ mọi sự vật).
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, lutein và zeaxanthin làm chậm quá trình tiến triển và ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng. Đó là do chúng ngăn chặn các loại ánh sáng xanh đi vào khu vực nhạy cảm nhất của mắt.
Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B có tổng cộng 8 loại vitamin B khác nhau. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành cơ thể cũng như tham gia vào các phản ứng hóa học, chuyển hóa và trao đổi chất.
Vitamin nhóm B được hấp thụ tốt hay không phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác. Chúng có thể giảm đi nhanh chóng do căng thẳng, lo lắng, áp lực hay các vấn đề tiêu hóa do chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Ngoài ra, một số vitamin B có khả năng tan trong nước, cơ thể không thể lưu trữ được.
Vitamin B1
Vitamin B1 hay còn gọi là thiamine giúp tăng năng lượng, bảo vệ các đầu dây thần kinh và đóng vai trò giúp cơ bắp co giãn. Thiếu hụt vitamin B1 có thể dẫn đến mỏi mắt, mờ mắt, giảm thị lực. Lúc này đây, bổ sung vitamin B1 sẽ giúp bảo vệ dây thần kinh mắt, giảm sưng viêm hiệu quả.
Vitamin B2
Nếu thiếu vitamin B2 sẽ dẫn đến sự thiếu hụt riboflavin có thể gây đỏ mắt, mệt mỏi, mắt nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra, loại vitamin này còn hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ mắt khỏi những tổn thương của các góc tự do.
Vitamin B2 có liên quan đến việc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, vitamin E, C và selenium cũng có công dụng tương đương.
Một bài báo của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ đã có những nghiên cứu chuyên sâu về cách riboflavin và các chất dinh dưỡng khác kết hợp với nhau bảo vệ mắt khỏi tình trạng đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp (cataracts and glaucoma).
Vitamin B12
Vitamin B12 hay còn gọi là cobalamin được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua). Vitamin B12 có nhiệm vụ hỗ trợ sự hình thành các tế bào thần kinh, hồng cầu và sự phát triển của não bộ. Điều này cũng ảnh hưởng và có liên quan đến các tế bào thần kinh mắt. Thiếu vitamin B12 có thể làm giảm thị lực, phân biệt màu sắc.
Ngoài ra còn có vitamin B3 (còn gọi là niacin), vitamin B5 (axit pantothenic), vitamin B6, vitamin B7 (biotin), folate (còn gọi là vitamin B9 hay axit folic).
Omega 3
Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu có đặc tính chống viêm, hỗ trợ chức năng não bộ và giúp đôi mắt sáng khỏe. Ngoài ra, omega 3 cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng nhờ vào khả năng giảm khô mắt.
Omega 3 là một dưỡng chất mà cơ thể không thể tự sản xuất, cần được bổ sung từ bên ngoài bằng các loại thực phẩm chức năng chứa dầu cá hoặc nhóm axit béo omega 3.
Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại thực phẩm như cá hồi, các nước ngọt, bơ vào chế độ ăn hằng ngày cũng rất quan trọng giúp cơ thể dung nạp loại dưỡng chất này một cách tự nhiên từ thực phẩm giàu omega 3 lành mạnh.
Vitamin A
Vitamin A hay còn gọi là beta carotene, là một loại vitamin tan trong chất béo và đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc cho đôi mắt sáng khỏe. Thiếu loại vitamin này, bạn có thể gặp tình trạng khô mắt hoặc tuyến lệ bị khô. Về lâu dài, điều này sẽ làm gia tăng khả năng mắc bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng khi lớn tuổi.
Chính vì thế, để bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A (rau xanh đậm, trái cây, củ, quả màu đỏ, cam). Nếu bạn là người bận rộn hay khả năng hấp thụ vitamin A từ thực phẩm kém, bạn có thể bổ sung vitamin này bằng các loại thực phẩm chức năng an toàn, uy tín trên thị trường.
Nhóm thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin tốt cho mắt
Bên cạnh việc bổ sung thêm vitamin bổ mắt, việc có một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Một chế độ ăn nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất không những giúp thị lực tốt mà còn giúp cho cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật.
Một số loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin tốt cho mắt:
Rau xanh
Cải xoăn
Cà rốt
Quả mơ
Quả mận
Chanh, cam
Ớt chuông xanh
Bông cải xanh
Các loại ngũ cốc
Cây họ đậu
Các loại hạt
Cá nước ngọt (cá hồi, cá thu, cá cơm)
Bơ.
Một số lời khuyên tốt cho mắt
Sử dụng các loại thuốc bổ mắt: Nếu bạn làm việc nhiều trên máy tính, điện thoại, tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh, bạn cần thư giãn và “cấp nước” cho đôi mắt bằng các loại thuốc nhỏ mắt có công dụng giảm khô mắt, mỏi mắt.
Tránh tiêu thụ chất bột đường xấu như các loại đường trắng, bánh ngọt, cà phê bởi chúng không chứa chất dinh dưỡng và dễ khiến cơ thể bị mất nước.
Không hút thuốc: Bởi hút thuốc làm tổn thương các mạch máu trong mắt và có thể dẫn đến đục thủy tinh thể, giảm thị lực, thoái hóa điểm vàng…
Đeo kính râm: Hãy bảo vệ đôi mắt cẩn thận khỏi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời để gia tăng tuổi thọ cho mắt, đồng thời hạn chế nhìn trực tiếp vào bóng đèn sáng.
Duy trì cân nặng: ổn định, khỏe mạnh cũng là cách để bảo vệ mắt khỏe mạnh.
Khám mắt định kỳ mỗi năm: Việc thường xuyên theo dõi sức khỏe đôi mắt là điều cần thiết đối với những người sau 60 tuổi.
Để có một đôi mắt khỏe đẹp bất chấp thời gian, bạn cần có kế hoạch, chế độ chăm sóc chúng một cách khoa học, hợp lý. Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau, củ, quả, trái cây cùng các loại chất béo lành mạnh sẽ giúp thị lực phát triển tốt, hạn chế các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em và cả người lớn tuổi. Khi cơ thể khó dung nạp hay chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thực phẩm, bạn có thể lựa chọn phương pháp bổ sung bằng các loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ mắt.
Không có nhận xét nào