Cách đọc thông số độ trên tờ phiếu đo mắt

- Phiếu đo khám mắt là kết quả đo thị lực do KTV khúc xạ đo/khám qua các quy trình khác nhau để đưa ra đánh giá chính xác về tật khúc xạ mà bạn đang mắc phải. Các thông số kết quả đo mắt các bạn đều có thể tự đọc và hiểu được tình trạng mắt của mình, đặc biệt những người đang mắc tật: Cận thị, viễn thị, loạn thị.

Mắt Kính Sài Gòn One xin hướng dẫn các bạn cách đọc thông số đo mắt: 



Đọc hiểu kết quả đo mắt không hề khó!

Lần đầu đo mắt hẳn bạn rất băn khoan và không hiểu về các thông số đo được trên phiếu ghi.

Khi đi đo mắt tại một cửa hàng mắt kính, thường ta sẽ nhận được một trong hai tờ phiếu kết quả, nơi ghi chép làm việc cẩn thận thì sẽ xin đầy đủ thông tin của bạn, số độ vào một phiếu khám. Còn nơi làm việc nhanh chóng và ẩu hơn một chút thì sẽ đưa cho bạn miếng giấy in nhiệt được in trực tiếp từ máy đo tự động ra. Dĩ nhiên 2 trường hợp trên không liên quan đến họ đo mắt có chuẩn hay không/

Chú thích chung:
R/Right/OD: Mắt Phải
L/Left/OS: Mắt trái
SPH(Sphere): Độ cầu – số độ (Viễn thị dấu + , cận thị dấu -)
CYL(Cylinder): Độ trụ – độ loạn
AX(Axis): Độ trục (Độ này sinh ra khi có độ CYL)
VA: Visual acuity – Thị lực (Ví dụ: 2/10, 7/10)
ADD: Độ nhìn gần (Đối với người lớn tuổi)
KCĐT/PD: Khoảng cách đồng tử (Một số phiếu khám của nước ngoài sẽ không cung cấp số này)
Tất cả các phiếu đo mắt đều ghi số độ mắt phải trước rồi đến mắt trái

1. Kết quả đo mắt máy tự động:

Ở tờ giấy in có thông tin số độ bên dưới đây là giấy in tự động của máy đo tự động chụp kết quả đo của mắt, qua một vài bước cơ bản khác nếu bạn có số độ không phức tạp, độ chính xác sẽ được KTV khúc xạ ghi chú vào chỗ trống của giấy in.
Kết quả đo mắt của máy tự động


Trong giấy in này bạn chỉ cần chú ý 2 phần có liên quan đến số độ của mình gồm có S(Số độ), C (Độ loạn), A (Độ trục):

<R> : Số đo mắt phải
<L>: Số đo mắt trái
PD: Khoảng cách đồng tử
TOPCON: Tên máy đo mắt

Tờ kết quả trên cho thấy số độ như sau:
Mắt phải: Cận -2.75 loạn -0.75 trục 127
Mắt trái: Cận -3.25 loạn -0.50 trục 13
Khoảng cách đồng tử 62.5 mm

Lưu ý rằng số độ chụp tự động trên không quyết định chính xác số độ của bạn, KTV khúc xạ dựa vào kết quả chụp này để có các bước kiểm tra cần thiết tiếp theo.
2. Kết quả đo của KTV khúc xạ:

Kĩ thuật viên khúc xạ sẽ khám khúc xạ chủ quan, hoặc khúc xạ khách quan:
Khúc xạ chủ quan là dựa vào các bước, quy trình đo khám khúc xạ dựa theo kinh nghiệm đã học của KTV được hỗ trợ bằng máy móc. VD: khám thị lực bằng bảng chữ cái trước đây, hiện nay thay bảng đèn bằng bảng điện tử trên màn hình tivi…
Khúc xạ khách quan là phương pháp sử dụng dụng cụ soi đáy mắt và bắt bệnh trực tiếp chính xác, phương pháp này áp dụng với các bệnh nhân nhỏ tuổi khó hợp tác trong quy trình đo chủ quan.

Phiếu khám mắt của một khách hàng

Ở hình ảnh trên, toa kính của bệnh nhân sau khi đã khám qua các bước:
Bác sĩ ghi:

MP (O.D): Độ cầu – 3.50, độ trục -0.75, trục 175 và VA 9/10. Tức là mắt phải cận thị -3.5 độ, loạn -0.75 trục 175 thị lực sau khi điều chỉnh là 9/10.
MT (O.S): Độ cầu – 3.50 và VA 9/10. Tức là mắt phải cận thị -3.5 độ, thị lực sau khi điều chỉnh là 9/10.
Phần không ghi trong mục kính nhìn gần (Near – chỉ trong trường hợp đo mắt cho người lớn tuổi có độ lão thị)
Khoảng cách làm việc(WD): Khoảng cách nhìn gần theo nhu cầu công việc của mỗi người như: Người sử dụng máy tính, người làm nối mi, Nail, phẫu thuật, linh kiện điện tử.
MP (O.D): Độ nhìn gần ADD mắt phải
MT (O.S): Độ nhìn gần ADD mắt trái

Hầu hết các địa chỉ đo khám mắt toa kính của họ đều sẽ có các thông số cơ bản này, chỉ trình bày biểu mẫu khác nhau, bạn hãy tự kiểm tra và đọc hiểu kết quả đo mắt mình với mắt trái và cả mắt phải. Và khoảng thời gian tốt nhất là 6 tháng đi kiểm tra mắt 1 lần. để điều chỉnh số độ thích hợp… bảo đảm mắt khỏe, không tăng độ mất kiểm soát.

Không có nhận xét nào