Các cách làm giảm ánh sáng xanh gây hại cho mắt từ điện thoại máy tính.
Bạn cũng biết ánh sáng xanh rất có hại đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với mắt và não bộ. Vậy, làm cách nào để có thể giảm ánh sáng xanh khi sử dụng máy tính?
Ánh sáng xanh không phải là 1 phát minh mới của giới khoa học. Tổ tiên chúng ta từ xa xưa đã tiếp xúc với loại ánh sáng này tự mặt trời tự nhiên. Hiện nay chúng ta còn tiếp xúc với ánh sáng xanh ngày càng nhiều qu các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính. Khoảng cách giữa mắt và màn hình máy tính quá gần sẽ gây tổn thương vĩnh viễn. Vậy, làm sao để làm giảm ánh sáng xanh từ màn hình máy tính?
Tác hại của ánh sáng xanh tới cơ thể
Ánh sáng xanh có năng lượng lớn nhất trong các loại ánh sáng nhìn thấy được. Chúng có thể đâm xuyên qua lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu và đến đáy mắt, gây tổn thương cho võng mạc. Nguy hiểm hơn là những tổn thương da ánh sáng xanh gây ra sẽ tích lũy dần theo thời gian và có thể gây mù vĩnh viễn
Đặc biệt, đôi mắt của trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các bé thường mải mê cả ngày trước màn hình điện thoại hoặc tivi. Bên cạnh đó, mắt trẻ còn đang phát triển nên không có sắc tố bảo vệ đôi mắt khỏi ánh sáng xanh.
Loại ánh sáng này không chỉ ảnh hưởng và làm tổn thương đến mắt mà còn gây ra những xáo trộn nặng về nhịp sinh học của con người. Chúng có ảnh hưởng tới giấc ngủ, thần kinh, gây căng thẳng, khó ngủ. Một số nghiên cứu còn chứng minh rằng, ánh sáng xanh góp phần gây nên các căn bệnh như: tiểu đường, bệnh tim, béo phì, ung thư. Do đó, bạn cần có những biện pháp bảo vệ mình khỏi tác động của loại ánh sáng này. Dưới đây là 5 cách giảm ánh sáng xanh màn hình laptop bạn nên tham khảo ngay.
5 Phương pháp hiệu quả làm giảm ánh sáng xanh từ màn hình máy tính
1.Hạn chế tối đa việc nhìn vào màn hình máy tính
Phương pháp đơn giản nhất để giảm ánh sáng xanh máy tính đó là hạn chế tối đa nhìn vào màn hình máy tính. Đặc biệt từ 2-3 tiếng trước khi đi ngủ thay vì sử dụng điện thoại, máy tính, xem tivi thì bạn có thể đọc báo, nghe nhạc, tán gẫu…
- Sử dụng các ứng dụng giảm ánh sáng xanh
Hiện nay có một số ứng dụng có thể giúp giảm ánh sáng xanh từ màn hình máy tínhnhư: Iris, SunsetScreen, Redshift…giúp bạn giảm đánh kể lượng ánh sáng xanh khi làm việc với thiết bị này.
- Kích hoạt tính năng hạn chế ánh sáng xanh từ windows
Hiện nay, Microsoft đã bổ sung tính năng hạn chế ánh sáng xanh cho hệ điều hành Windows 10. Tính năng này có tên gọi là Night light (chế độ ánh sáng ban đêm) có tác dụng chuyển màn hình thành tông màu ấm để giảm ánh sáng xanh phát ra từ màn hình.
Kích hoạt tính năng hạn chế ánh sáng xanh từ windows
Để bật chế độ lọc ánh sáng xanh laptop này rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
Vào “Action Center” => chọn All Settings => System => Display. Nhấn vào “Night light settings” để lựa chọn những cấu hình gồm: bật chế độ Night light tức thì, điều chỉnh độ màu, lên lịch.
Bạn có thể hẹn giờ bật/ tắt chế độ này bằng cách tùy chọn “Schedule night light” và chọn chế độ tự động bật vào lúc hoàng hôn và tắt vào lúc mặt trời mọc. Hoặc có thể đặt thời gian thủ công bằng việc nhấn chọn “Set hours” và cài đặt thời gian tắt /bật theo ý muốn.
- Sử dụng máy tính một cách thông minh
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng: Người sử dụng màn hình điện tử cần phải tuân theo nguyên tắc 20-20-20. Tức là: cho đôi mắt nghỉ sau 20 phút trong vòng 20s, nhìn vật xa ít nhất 20 bàn chân ( 6m). Vì vậy, cứ sau khoảng 20 phút nhìn vào màn hình máy tính, bạn có thể nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc nhìn quanh căn phòng.
Một động tác đơn giảm nữa đó là chớp mắt. Khi sử dụng máy tính, người dùng quá tập trung nên thường quên chớp mắt khiến mắt bị mờ, bị kích thích, đỏ mắt và đau mắt. Vì vậy chớp mắt sẽ giúp bạn làm giảm những biểu hiện khó chịu trên.
- Sử dụng tròng kính lọc ánh sáng xanh
Một trong những biện pháp được nhiều người sử dụng để giảm bớt ánh sáng xanh màn hình máy tính đó là sử dụng kính có chức năng lọc ánh sáng xanh. Kính có chức năng lọc ánh sáng xanh có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ, giúp bảo vệ đôi mắt khi sử dụng máy tính, điện thoại.
Không có nhận xét nào